Kết quả tìm kiếm cho "chùa Nam tông Khmer"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 645
Tỉnh An Giang có hệ thống biển đảo, đồi núi, rừng nguyên sinh, di sản, di tích… tuyệt đẹp, là tiềm năng, lợi thế rất lớn để tỉnh khai thác du lịch (DL), thúc đẩy kinh tế phát triển.
Nông sản được đồng bào dân tộc thiểu số Khmer bán theo tiêu chí "mùa nào thức đó", trên những chiếc xe đạp cọc cạch di động khắp nơi, hoặc gói gọn trên đôi gánh theo bước chân người bán đi từ trong phum, sóc ra chợ, từ miền núi xuống đồng bằng.
Khi những cơn mưa kéo dài nhiều ngày thấm ướt núi rừng, thì các bụi le già bắt đầu “nhú” măng. Với người dân địa phương, đây chính là “lộc” núi rừng ban tặng. Thu hoạch măng le đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.
Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) diễn ra trong thời điểm rất đặc biệt, khi cả nước chuyển mình bước vào kỷ nguyên mới. Đội ngũ làm báo cũng “nhập cuộc”, sẵn sàng tâm thế mới cho giai đoạn mới, tiếp tục nắm giữ vai trò chủ đạo “người ghi chép lịch sử”.
Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn ngành giáo dục năm học 2024 - 2025 cũng là hội nghị cuối cùng để kết thúc hoạt động sau chặng đường đồng hành với các cơ sở theo yêu cầu sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống công đoàn. Dù có nhiều luyến tiếc, tâm tư, nhưng nhìn lại chặng đường đã qua, tất cả đều tự hào vì đã hoàn thành sứ mệnh của mình, thể hiện vai trò là điểm tựa, là nơi chăm lo, hỗ trợ về đời sống vật chất, tinh thần của các đoàn viên trong ngành.
Từ một địa phương được biết đến với cái nắng “đổ lửa” của miền biên giới, đến nay, Tây Ninh đang dần chuyển mình trở thành một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn của khu vực phía Nam. Với lợi thế địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú, di sản văn hóa độc đáo và chính sách thu hút đầu tư mạnh mẽ, tỉnh đang khẳng định vị thế là điểm đến mới, giàu tiềm năng của ngành công nghiệp không khói.
Bằng nhiều nguồn lực hỗ trợ, từ Trung ương đến địa phương, nguồn xã hội hóa… cùng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, huyện Tri Tôn tập trung triển khai quyết liệt Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đến nay, 1.336 căn nhà cho gia đình chính sách; hộ nghèo, cận nghèo được bàn giao và đưa vào sử dụng, giúp người dân an cư lạc nghiệp.
Tháng 5 âm lịch, mưa đã dày hơn, vùng núi với địa hình phát triển được nhiều loại cây đặc hữu, trong đó có măng tre. Mỗi năm chỉ có 1 mùa, nhưng nhờ sản lượng nhiều, phục vụ đa dạng nhu cầu nên các loại măng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho cư dân.
Chiều 23/5, Ban Chỉ đạo thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát xã An Tức (huyện Tri Tôn) tổ chức tổng kết chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025.
Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, huyện Tri Tôn đã tập trung đầu tư, phát triển mạng lưới chợ truyền thống, đặc biệt ở các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer sinh sống. Việc phát triển chợ ở miền núi và vùng đồng bào DTTS không chỉ giúp đẩy mạnh giao thương, mà còn lan tỏa nét văn hóa vùng miền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân…
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, với tiến trình hình thành, phát triển 200 năm, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vẫn đang trụ vững với thời gian. Sự trụ vững ấy phát xuất từ chính niềm tin chưa một lần phai nhạt trong tâm thức của người dân bản địa lẫn tất cả tín đồ đã từng biết đến Bà, từng được Bà độ trì. Niềm tin ấy có nguồn gốc sâu xa, chứ không đơn thuần chỉ là một niềm tin nhất thời, phi lý. Chính niềm tin sắt son ấy kết nối mọi người về với nhau, về với miền di sản Vía Bà.
Với những lợi thế vượt trội về vị trí địa lý, tiềm năng kinh tế đa dạng, bản sắc văn hóa phong phú và nguồn lực xã hội dồi dào, việc “hợp nhất” tỉnh An Giang và Kiên Giang hứa hẹn sẽ tạo nên “cực tăng trưởng” mới cho khu vực ĐBSCL. Khi 2 địa phương giàu tiềm năng này chính thức “về chung một nhà”, một thực thể hành chính mới với quy mô và sức mạnh tổng hợp vượt trội sẽ ra đời. Tỉnh An Giang “mới” sẽ sở hữu những tiềm năng và lợi thế phát triển mang lại những cơ hội cho sự thịnh vượng của vùng đất và người dân nơi đây.